Nguồn gốc Chủ_nghĩa_Trump

Thuật ngữ này xuất hiện trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016. Nó được dùng để nói đến một phương pháp chính trị dân túy, dùng những câu trả lời đơn giản cho các vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội phức tạp và huy động những người thua cuộc trong lúc bất bình đẳng xã hội càng ngày càng gia tăng, khinh thường các thế lực chính trị hiện hữu. Vê mặc ý thức hệ đây là một chủ nghĩa có khuynh hướng bảo thủ cánh hữu, dân tộc,[1] trong đó phong cách chính sách Trump có nét độc tài chuyên chế.[2]

Về các vấn đề đối ngoại (theo nghĩa của Trump America First), nó thích một chính sách đơn phương so với chính sách đa phương và nhấn mạnh lợi ích quốc gia, bao gồm cả trong bối cảnh các hiệp ước kinh tế và nghĩa vụ liên minh.[3] Trump đã nhiều lần bày tỏ sự khinh miệt đối với Canada và các đối tác xuyên Đại Tây Dương (NATOLiên minh châu Âu), cho đến nay được coi là đồng minh quan trọng nhất của Hoa Kỳ.[4] Đặc điểm của chính sách đối ngoại là sự ưa thích các nhà cai trị chuyên chế, đặc biệt đối với Tổng thống Nga Putin, người Trump ngay cả trước khi nhậm chức,[5] và trong hội nghị thượng đỉnh ở Helsinki thường ca ngợi.[6]

Về chính sách kinh tế, chủ nghĩa Trump hứa hẹn sẽ cung cấp việc làm mới và đầu tư nhiều hơn ở nội địa.[7] Đường lối cứng rắn của Trump về thặng dư xuất khẩu của các đối tác thương mại Mỹ năm 2018 đã dẫn đến tình trạng căng thẳng với thuế quan trừng phạt lẫn nhau giữa Mỹ và một bên là EU và Trung Quốc.[8] Trump đảm bảo được sự hỗ trợ của những người ủng hộ ông, mà không hài lòng với sự phát triển gần đây tại Hoa Kỳ, với một chính sách nhấn mạnh mạnh mẽ chủ nghĩa dân tộc, chống chủ nghĩa tinh hoa và chỉ trích sự toàn cầu hóa.[9]

Về mặt hùng biện, chủ nghĩa Trump đặc trưng với thái độ sô vanh đối với phụ nữ và dân tộc thiểu số cũng như chống đối những phe nhóm có thế lực chính trị.[10] Trump thường loan truyền một số lượng lớn các thông tin sai trái hoặc ít nhất là lừa dối mà ông cho là sự thật.[11] Trong khi đó, phần lớn các phương tiện truyền thông do có những tường thuật chỉ trích bị Trump dèm pha cho đó là những truyền thông giả dối trong khi ông chủ yếu dựa vào đài Fox News Channel bảo thủ.[12]

Nhà sử học người Mỹ Robert Paxton đánh giá chủ nghĩa Trump là có khuynh hướng bài ngoại, lặp đi lặp lại sự suy đồi quốc gia, mà cần phải chiến đấu chống lại, và áp dụng các phong cách diễn đạt kiểu phát xít. Stanley Payne không phân loại ông là phát xít mà là phản động, trong khi nhà sử học người Anh Roger Griffin coi định nghĩa cho đó là chủ nghĩa phát xít là không phù hợp, vì Trump không đặt vấn đề về hệ thống chính trị của Hoa Kỳ hoặc muốn xóa bỏ các thể chế dân chủ. Tuy nhiên, có thể nhận ra là có một sự coi thường đối với hệ thống chính trị hiện thời (cả đối nội và đối ngoại). Nhà sử học người Argentina Federico Finchelstein nhìn thấy sự giao thoa đáng kể giữa chủ nghĩa Peron và chủ nghĩa Trump.[13] Nhà sử học được coi trọng Christopher Browning nhận thấy những hậu quả lâu dài của chính sách của Trump (có những đặc điểm độc đoán mạnh mẽ) và sự hỗ trợ mà ông nhận được từ Đảng Cộng hòa. Điều này đã đầu độc vĩnh viễn bầu không khí chính trị, có khả năng gây bất lợi cho nền dân chủ.[14]

Trong các cuộc tranh luận bằng tiếng Đức, thuật ngữ này cho đến nay chỉ xuất hiện lẻ tẻ, chủ yếu liên quan đến cuộc khủng hoảng niềm tin vào chính trị và truyền thông. Nó đề cập đến chiến lược của các chủ thể chính trị cánh hữu thúc đẩy cuộc khủng hoảng này nhằm thu lợi từ nó.[15]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chủ_nghĩa_Trump http://hessenschau.de/politik/gastbeitrag-der-trum... http://www.spiegel.de/kultur/gesellschaft/-a-11332... http://www.sueddeutsche.de/1.3648311 https://edition.cnn.com/2016/07/28/politics/donald... https://www.collinsdictionary.com/word-lovers-blog... https://www.degruyter.com/downloadpdf/j/sirius.201... https://www.foreignaffairs.com/articles/europe/201... https://www.nybooks.com/articles/2018/10/25/suffoc... https://www.nytimes.com/2017/01/20/opinion/why-tru... https://www.nytimes.com/2018/03/15/opinion/trump-r...